Tổ chức phòng thủ Phòng thủ (quân sự)

Tổ chức phòng thủ cấp chiến thuật

  • Khả năng cảnh giới

Phòng thủ chú trọng việc sẵn sàng chiến đấu, yếu tố then chốt của phòng thủ thành công. Khi bị tấn công, quân đội sẽ mau chóng vào vị trí chiến đấu như thế nào phụ thuộc vào hệ thống báo động, bao gồm khả năng cảnh giới từ xa và khả năng cảnh giới mau chóng như còi báo động, loa. Các cao điểm quan sát tốt hoặc các tháp canh, đặc biệt là vị trí bố trí chúng. Nếu khu vực bị khuất tầm nhìn, công binh sẽ dọn dẹp. Khả năng cảnh giới cũng liên quan nhân sự ở vành đai bên ngoài khu phòng thủ, như các toán tuần tra, hoặc cá nhân báo tin sinh sống trong địa bàn xung quanh căn cứ phòng thủ.

  • Chướng ngại vật

Chướng ngại vật tự nhiên:

    • các dãy núi,
    • thung lũng,
    • dòng sông,
    • ...

Chướng ngại vật nhân tạo

Đây là yếu tố then chốt của người lính trong việc phòng thủ. Thông thường, các đơn vị sẽ được huấn luyện để mau chóng vào vị trí chiến đấu ở mức nhanh nhất có thể.

Tổ chức phòng thủ cấp chiến lược

  • Phòng thủ khu vực

Hoạt động phòng thủ quân sự tiến hành ở một vùng rộng lớn, có tầm quan trọng chiến lược về địa thế trong chiến tranh, hoặc tầm quan trọng về nguồn lực, như vai trò chủ yếu cung cấp lương thực, dầu mỏ,...cho bên phòng thủ.

Không thể bảo vệ được một khu vực quan trọng chiến lược, phe phòng thủ sẽ thất bại nặng nề và kết quả thất bại chung cuộc sẽ dễ dàng được bên tấn công định đoạt.

  • Phòng thủ địa điểm

Tổ chức bố trí cơ sở và lực lượng phòng thủ tại các thành phố lớn liên quan kinh tế, hay chính trị như thủ đô. Bên cạnh đó, tầm quan trọng của một địa điểm có thể liên quan đến các yếu tố tâm lý chiến tranh.

  • Phòng thủ trọng điểm giao thông

Tiến hành hoạt động phòng thủ tại các tuyến đường giao thông huyết mạch, và các trục giao lộ chính yếu. Những khu phòng thủ này bị chiếm, quân tấn công sẽ dễ dàng khống chế các khu vực mà tuyến giao thông đi đến, phe phòng thủ sẽ trở nên bị động.

Cũng giống như phòng thủ chiến đấu ở cấp chiến thuật, khoảng cách là một nhân tố quan trọng cho phản ứng phòng thủ. Khi khối NATO mở dần về phía đông, tìm cách kết nạp các quốc gia Đông Âu, điều này gây một áp lực rất lớn lên khả năng phòng thủ của Nga, vì khoảng cách phòng thủ đã giảm xuống hàng trăm đến hàng ngàn km và nguy hại hơn, đó là việc triển khai các hệ thống tên lửa áp sát nước Nga từ các nước phương Tây.[2][3]

Năng lực phòng thủ

  • Khả năng chiến đấu

Đây là năng lực phòng thủ chính yếu, quân đội cần lực lượng mạnh về quân số và vũ khí. Áp đảo về quân số, vũ khí và hỏa lực là các yếu tố cơ bản đạt ưu thế trong chiến đấu không chỉ tấn công mà cả phòng thủ.

  • Khả năng chi viện

Xem thêm: Chi viện

Hoạt động phòng thủ thường bố trí theo khuynh hướng tập trung hoặc phân tán, phòng thủ tập trung thì khả năng phòng thủ sẽ vững mạnh nhưng lại khó kiểm soát một vùng rộng lớn. Vì vậy, khuynh hướng phòng thủ phân tán vẫn tổ chức nhưng sẽ hoạt động theo một hệ thống phối hợp, khi quân thù tấn công một điểm, cả hệ thống sẽ chi viện. Vì vậy không chỉ trong tấn công, mà cả trong phòng thủ khả năng tác chiến của quân đội vẫn nhấn mạnh tính cơ động.[1] Một số tình huống quân thù tấn công, họ dùng chiến thuật nghi binh, nên đòi hỏi khả năng phán đoán của tướng lĩnh và khả năng chi viện nhanh của các đơn vị.

Một biện pháp chi viện khác là tổ chức tấn công chia lửa, một cánh quân sẽ tức tốc duy chuyển đến vùng hậu phương hay tuyến hậu cần quân tấn công để gây áp lực buộc quân tấn công rút lui về bảo vệ.

  • Khả năng hậu cần

Xem thêm: Hậu cần quân sự

Hoạt động chiến đấu còn hiệu quả và điểm phòng thủ còn đứng vững hay không phụ thuộc vào khả năng cung ứng hậu cần, nếu tuyến cung ứng hậu cần bị cắt thì các điểm phòng thủ như pháo đài trong một cuộc vây hãm sẽ mau chóng sụp đổ.

Trong chiến tranh Thái Bình Dương, hệ thống phòng thủ trên các đảo ở tây Thái Bình Dương của Nhật Bản trở nên suy yếu, khi hải quân Nhật thiệt hại trầm trọng và không còn khả năng cung ứng hậu cần lên các điểm đảo, quân Nhật đồn trú mau chóng cạn kiệt thực phẩm và nước uống, cũng như nguồn đạn pháo. Hệ quả của sự bế tắc là họ chọn lựa tấn công banzai.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân Pháp chỉ có thể nhận hậu cần tiếp tế bằng cầu hàng không, khó khăn trong hậu cần cũng đã góp phần thất bại chung trong trận đánh này.